Nội dung bài viết
Cách kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản (không cần phần mềm)
Đây là cách kiểm tra cấu hình máy tính nhanh bằng công cụ tích hợp sẵn của Windows phù hợp cho những bạn chỉ cần xem các thông số quan trọng như:
- Vi xử lý (CPU)
- Bộ nhớ RAM
- Bo mạch chủ (mainboard)
- Card đồ họa (GPU)
1. Sử dụng DirectX Diagnostic Tool
Bạn gõ dxdiag trên thanh tìm kiếm Windows hoặc cửa sổ Run (Windows + R) rồi mở công cụ đó lên. Tại đây, bạn sẽ xem được các thông số phần cứng cấu hình máy tính của mình như:
- Tab System (Hệ thống):
- Operating System: phiên bản hệ điều hành đang sử dụng.
- Processor: tên vi xử lý (CPU), số nhân, tốc độ xung nhịp (GHz).
- Memory: dung lượng bộ nhớ (RAM).
- DirectX Version: phiên bản DirectX đang sử dụng.
- Tab Display:
- Name: tên card màn hình (GPU).
- Display Memory (VRAM): bộ nhớ của card đồ họa.
- Curent Display Mode: độ phân giải, giải màu và tần số quét của màn hình.
- Tab Sound và Input hiển thị thông tin phần cứng gắn ngoài khác (không quan trọng).

2. Sử dụng System Information
Bạn hãy nhập msinfo32 trên thanh tìm kiếm Windows hoặc cửa sổ Run (Windows +R) để mở công cụ đó lên. Tại đây, các thông số quan trọng bạn có thể xem gồm:
- OS Name: phiên bản hệ điều hành đang sử dụng.
- Version: phiên bản cập nhật đang sử dụng.
- Processor: tên vi xử lý (CPU), số nhân, tốc độ xung nhịp, số nhân thực.
- SMBIOS Version: phiên bản BIOS đang sử dụng.
- BaseBoard Manufacturer: tên hãng bo mạch chủ.
- BaseBoard Product: tên mã bo mạch chủ.
- Installed Physical Memory (RAM): dung lượng bộ nhớ RAM.

Hướng dẫn xem cấu hình máy tính chuyên sâu (phần mềm bên thứ 3)
Để có thể kiểm tra toàn bộ tất cả phần cứng và các thông số quan trọng trên máy tính bạn cần phải tải phần mềm chuyên dụng. Phần mềm phổ biến tốt nhất hiện nay để kiểm tra cấu hình máy tính là CPU-Z, bạn hãy tải và cài đặt nó. CPU-Z sẽ tự động kiểm tra, phát hiện phần cứng và hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như:
- Tab CPU: bạn có thể xem được tên của chip, thế hệ của chip, điện oát sử dụng, mã socket, tốc độ xung nhịp, bus, số nhân và luồng,…
- Tab Cache: thông số các loại bộ nhớ đệm (không quan trọng)
- Tab Mainboard: tên của hãng bo mạch chủ, tên mã bo mạch chủ, chipset bo mạch chủ,…
- Tab Memory: các thông số của bộ nhớ RAM như loại RAM DDR, bộ nhớ kênh đơn (1 thanh RAM), kênh đôi (2 thanh RAM), tốc độ RAM, độ trễ (CAS),…
- Tab SPD: các thông số khác của RAM như là bus, số khe căm RAM,…
- Tab Graphics: thông tin về loại card màn hình đang sử dụng, dung lượng bộ nhớ DDRAM, tốc độ xung nhịp,…
- Tab Bench: đo sức mạnh và kiểm tra tình trạng máy tính (Chỉ chạy tab này khi bạn tắt hết các phần mềm khác).
- Tab About: một vài thông tin về phần mềm (không quan trọng).

Ngoài ra, bạn cũng nên tải thêm phần mềm HWMonitor để kiểm tra nhiệt độ máy tính xem có bị quá nhiệt hay không.
Trên đây là những cách kiểm tra cấu hình máy tính mà mình biết. Nếu bạn có bất cứ góp ý nào hãy comment cho mình biết nhé. Chúc bạn thành công!