Nội dung bài viết
Device driver là gì?
Device driver (gọi tắt là driver) là một chương trình điều khiển thiết bị phần cứng được gắn vào máy tính, cung cấp giao diện phần mềm hoặc thông tin chức năng của thiết bị đó cho hệ điều hành. Các thiết bị phần cứng giao tiếp và truyền tải dữ liệu cho nhau thông qua bus máy tính.
Công dụng của driver
Là một chương trình điều khiển thiết bị, nhiệm vụ của driver và vận hành những thiết bị đó hoạt động trong hệ điều hành. Phần cứng bị thiếu driver có thể sẽ không được phát hiện hoặc nhận diện chính xác. Vì thế, có thể nói rằng driver máy tính chính là linh hồn của thiết bị phần cứng, không có linh hồn thì thiết bị đó được coi là thiết bị “chết”.

Điều gì sẽ xảy ra khi driver không được cài đặt
Nếu máy tính thiếu driver thì một trong các trường hợp sau có thể xảy ra:
- Máy tính bị thiếu chức năng
- Máy tính hoạt động không ổn định
- Máy tính bị lỗi màn hình xanh
- Máy tính không khởi động
Những thiết bị cần phải có driver:
Những thiết bị cần có driver hầu hết đều quan trọng bao gồm:
- Vi xử lý
- Card màn hình
- Bo mạch chủ
- Card âm thanh
- Card mạng
- Cổng USB
- Ổ cứng
- Bàn phím
- Chuột máy tính
- Loa
- Màn hình
- Tai nghe
- Máy in
- Card mạng
- Card âm thanh, v.v…
Những thiết bị không cần driver:
Những thiết bị không cần driver vẫn có thể hoạt động bình thường bao gồm:
- Quạt tản nhiệt
- Nguồn
- RAM, v.v…
Hầu hết khi đã cài xong hệ điều hành thì Windows đều có sẵn driver để máy tính sử dụng. Bạn sẽ phải cài thêm và cập nhật chúng lên phiên bản mới nhất để máy tính hoạt động bình thường và tối ưu hiệu suất.