Nội dung bài viết
Tên miền là gì?
Tên miền (Domain name) là hình thức sử dụng những cái tên (nhãn) dễ nhận biết để đại diện cho tài nguyên (thường là website) trên Internet, thay thế địa chỉ IP. Các địa chỉ IP sẽ được dịch sang tên miền (hoặc ngược lại) bởi Hệ thống phân giải tên miền (DNS).
Thực tế, các tài nguyên (ở đây là website) trên Internet khi được di chuyển từ máy chủ web này sang một máy chủ web khác thì địa chỉ IP cũng sẽ bị thay đổi. Điều này gây ra tình trạng các tài nguyên cần truy cập không còn đúng hoặc không tìm thấy khi sử dụng địa chỉ IP cũ. Giải pháp tên miền sử dụng các cái tên hoặc nhãn thay thế cho dãy số là địa chỉ IP giúp người dùng Internet dễ dàng tìm kiếm, truy cập và quay trở lại các trang web đó kể cả khi địa chỉ IP đã bị thay đổi.
Ngoài ra, nhiều tên miền có thể dùng chung một địa chỉ IP hoặc một tên miền có thể gán với nhiều địa chỉ IP khác nhau. Điều này có nghĩa là nhiều website có thể nằm trên cùng một máy chủ và chung một địa chỉ IP, hoặc dữ liệu trên website có thể được phân phối đến nhiều máy chủ khác nhau. Tuy nhiên, tên miền của website luôn luôn là duy nhất.
Cấu trúc tên miền
Một tên miền được cấu tạo bởi tên miền gốc, tên miền thứ cấp (nếu có) và tên miền cấp cao nhất. Ví dụ: phucnguyenblog.com
có tên miền gốc là phucnguyenblog
và tên miền cấp cao nhất là .com
. Trong đó:
- Tên miền gốc: sử dụng chữ cái từ a đến z (không phân biệt chữ hoa hay thường), chữ số từ 0 đến 9 và dấu gạch ngang (-), không có khoảng trắng. Dấu gạch ngang (-) không được nằm ở đầu và cuối của phần tên.
- Tên miền thứ cấp: có thể xuất hiện hoặc không. Ví dụ:
phucnguyenblog.com.vn
có.com
là tên miền thứ cấp. - Tên miền cấp cao nhất: là phần tên miền nằm ở vị trí cuối cùng tính từ trái sang phải.
Độ dài của một tên miền đầy đủ (bao gồm cả tên miền gốc, tên miền thứ cấp và tên miền cấp cao nhất) không vượt quá 255 ký tự ASCII.
1. Tên miền cấp cao nhất (TLD: Top-level domain)
Tên miền cấp cao nhất (đôi khi còn được gọi là tên miền cấp 1) là phần nằm sau dấu chấm (.) cuối cùng của tên miền có 2 ký tự thể hiện mã quốc gia hoặc 3 ký tự trở lên.
Hiện tại, Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority viết tắt là IANA) đang quản lý và liên tục cập nhật cơ sở dữ liệu vùng gốc các tên miền web cấp cao nhất bao gồm cả ccTLD và gTLD.
a. Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD: Country code top-level domain)
- Hiệu lực: .ac – .ad – .ae – .af – .ag – .ai – .al – .am – .ao – .aq – .ar – .as – .at – .au – .aw – .ax – .az – .ba – .bb – .bd – .be – .bf – .bg – .bh – .bi – .bj – .bm – .bn – .bo – .br – .bs – .bt – .bw – .by – .bz – .ca – .cc – .cd – .cf – .cg – .ch – .ci – .ck – .cl – .cm – .cn – .co – .cr – .cu – .cv – .cx – .cy – .cz – .de – .dj – .dk – .dm – .do – .dz – .ec – .ee – .eg – .er – .es – .et – .eu – .fi – .fj – .fk – .fm – .fo – .fr – .ga – .gd – .ge – .gf – .gg – .gh – .gi – .gl – .gm – .gn – .gp – .gq – .gr – .gs – .gt – .gu – .gw – .gy – .hk – .hm – .hn – .hr – .ht – .hu – .id – .ie – .il – .im – .in – .io – .iq – .ir – .is – .it – .je – .jm – .jo – .jp – .ke – .kg – .kh – .ki – .km – .kn – .kp – .kr – .kw – .ky – .kz – .la – .lb – .lc – .li – .lk – .lr – .ls – .lt – .lu – .lv – .ly – .ma – .mc – .md – .me – .mg – .mh – .mk – .ml – .mm – .mn – .mo – .mp – .mq – .mr – .ms – .mt – .mu – .mv – .mw – .mx – .my – .mz – .na – .nc – .ne – .nf – .ng – .ni – .nl – .no – .np – .nr – .nu – .nz – .om – .pa – .pe – .pf – .pg – .ph – .pk – .pl – .pm – .pn – .pr – .ps – .pt – .pw – .py – .qa – .re – .ro – .rs – .ru – .rw – .sa – .sb – .sc – .sd – .se – .sg – .sh – .si – .sk – .sl – .sm – .sn – .so – .sr – .ss – .st – .sv – .sy – .sz – .tc – .td – .tf – .tg – .th – .tj – .tk – .tl – .tm – .tn – .to – .tr – .tt – .tv – .tw – .tz – .ua – .ug – .uk – .us – .uy – .uz – .va – .vc – .ve – .vg – .vi – .vn – .vu – .wf – .ws – .ye – .yt – .za – .zm – .zw
- Dự trữ/chưa cấp: .bl – .bq – .eh – .mf
- Đã cấp/chưa dùng: .bv – .gb – .sj
- Tạm ngưng: .su
b. Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD: Generic top-level domain)
- Dùng chung: .biz – .com – .info – .name – .net – .org – .pro – .xyz – .online – .club – …
- Có tài trợ: .aero – .asia – .cat – . coop – .edu – .gov – .int – .jobs – .mil – .mobi – .museum – .tel – .travel – .int – …
- Cơ sở hạ tầng: .arpa
- Dự trữ: .example – .invalid – .local – .localhost – .test
- Tên miền ảo: .bitnet – .csnet – .local – .root – .uucp – .onion – .exit
2. Tên miền thứ cấp
Là những tên miền nằm phía bên trái của tên miền cấp cao nhất. Ví dụ: trong tên miền phucnguyenblog.com
, phucnguyenblog
là tên miền cấp 2. Tiếp đến là tên miền cấp 3 nằm phía bên trái của tên miền cấp 2. Các cấp tên miền có thể cao hơn nữa, lên tới 128 cấp phân cách bởi 127 dấu chấm, đạt giới hạn với tổng 255 ký tự.
Tên miền cấp 2 (hoặc cấp cao hơn) thường được đặt theo mục đích sử dụng như: tên công ty, tên đơn vị, tên sản phẩm, tên dịch vụ, tên tập đoàn, tên người nổi tiếng, tên lĩnh vực, v.v…
3. Tên miền phụ (Subdomain)
Tên miền phụ được tạo ra bởi tên miền chính đóng vai trò như một tên miền độc lập mà không cần phải đăng ký thông qua các nhà cung cấp tên miền hoặc ICANN. Ví dụ: với tên miền phucnguyenblog.com
là một tên miền chính, khi mở rộng thêm một cấp với cái tên mới, chẳng hạn như mail
thì mail.phucnguyenblog.com
được coi là một tên miền phụ của phucnguyenblog.com
.
Để có thể tạo được các tên miền phụ dựa trên một tên miền chính, cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tên miền chính. Chủ sở hữu tên miền có thể tạo ra nhiều tên miền phụ cho các mục đích khác nhau như lưu trữ mail, lưu trữ hình ảnh, lưu trữ video,…
Các loại tên miền cấp cao nhất dùng chung phổ biến
Những tên miền phổ biến được nhiều người sử dụng đa số là những tên miền dùng chung vì thủ tục đăng ký dễ dàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước thường sử dụng tên miền cấp quốc gia, ví dụ: Việt Nam có tên miền cấp quốc gia .vn. Ý nghĩa các đuôi tên miền cấp cao nhất dùng chung phổ biến được viết tắt như sau:
- Tên miền .com (commercial hoặc company): thường được sử dụng cho các tổ chức kinh tế thương mại.
- Tên miền .net (network): phổ biến dành cho những nhà điều hành mạng.
- Tên miền .org (organization): phổ biến cho những cộng đồng, trang web mã nguồn mở hoặc các tổ chức lớn.
- Tên miền .edu (education): dành cho các tổ chức giáo dục, hệ thống trường học và đào tạo.
- Tên miền .gov (government): được cấp bởi chính phủ dành cho các cấp chính quyền, địa phương.
- Tên miền .info (infomation): được sử dụng cho những trang web cung cấp thông tin.
- Tên miền .biz (business): dành cho những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp địa phương, v.v…
Hiện nay, tên miền phổ biến nhất là .com và theo sau đó là .org và .net. Những tên miền dùng chung khác ít được sử dụng hơn.
Tập đoàn Internet cấp số và tên miền
Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers viết tắt là ICANN) chịu tránh nhiệm trong việc quản lý DNS, không gian địa chỉ IP và phân phối quyền điều hành tên miền cấp cao nhất cho cơ quan đăng ký Internet khu vực (RIR). ICANN quản lý trực tiếp tên miền cấp cao nhất dùng chung và không can thiệp vào các điều khoản, điều kiện của tên miền cấp quốc gia.
Vai trò của tên miền trong việc xây dựng website
Tên miền đóng vai trò như một địa chỉ giúp người dùng Internet dễ dàng truy cập website hơn bằng cách nhập tên miền trực tiếp trên thanh địa chỉ của trình duyệt web thay vì phải sử dụng địa chỉ IP khó nhớ.
Mỗi máy chủ sẽ có một địa chỉ IP hoặc tên máy chủ để dùng thay thế cho nhau. Sự bùng nổ của dịch vụ web dẫn đến việc số lượng website lớn hơn rất nhiều so với số lượng máy chủ. Để giải quyết vấn đề này, giao thức truyển tải siêu văn bản (Hypertext Transfer Protocol viết tắt là HTTP) sẽ xác định máy khách gửi truy vấn đến máy chủ tên miền nào đang được sử dụng. Theo cách này, một địa chỉ IP có thể cung cấp nhiều website khác nhau được phân chia tài nguyên bằng dịch vụ lưu trữ ảo (hosting ảo). Điều này giúp người dùng dịch vụ web toàn cầu dễ dàng đăng ký tên miền, xây dựng website với chi phí thấp.
Đọc đến đây, chắc bạn cũng đã hiểu tên miền dùng để làm gì và vai trò của tên miền cho sự phát triển dịch vụ web. Nếu bạn có bất cứ đóng góp nào hoặc bày tỏ quan điềm của mình thì hãy comment ở phần bình luận nhé!