Nội dung bài viết
Tải xuống và cài đặt driver
Cách 1: tải và cài driver trực tiếp từ hãng sản xuất (khuyến nghị sử dụng)
Đây là cách tốt nhất đảm bảo driver sẽ hoạt động ổn định và tương thích tốt hơn so với việc bạn tải driver trôi nổi trên mạng, sử dụng công cụ tự tìm driver của Windows hoặc một công cụ tìm driver khác (có thể sai driver).
Bước 1: cài driver bo mạch chủ hoặc laptop.
Để tải và cài đặt driver thì bạn cần phải tìm kiếm mã hoặc tên sản phẩm trên Google Search hoặc tại trang của hãng sản xuất. Đối với:
- Máy tính để bàn (Desktop): tên bo mạch chủ và tên card màn hình.
- Máy tính xách tay (Laptop): mã máy hoặc số serial.
Tại trang thông tin của sản phẩm mục Hỗ trợ (Support), Tải về (Download) hoặc Driver (Trình điều khiển) chọn OS (Hệ điều hành) đang sử dụng và tải về tất cả các phần mềm có tại đây. Ngoài các driver của thiết bị, bạn cũng có thể tải thêm phiên bản BIOS mới nhất để tối ưu hiệu suất hệ thống và các phần mềm hỗ trợ khác đến từ nhà sản xuất để dễ dàng quản lý phần mềm của sản phẩm. Sau đó, bạn khởi chạy tất cả các phần mềm đã tải là bạn đã hoàn thành việc cài driver cho máy tính.

Bước 2: cài driver card màn hình (GPU).
Tiếp theo là cài driver cho card màn hình/đồ họa (GPU). Đối với những bộ máy tính hoặc laptop sử dụng card màn hình onboard thì thường hãng sản xuất sẽ cung cấp sẵn driver nhưng đó chưa phải là bản mới nhất. Để tải driver mới nhất cho card màn hình thì bạn phải tìm đến trang của hãng cung cấp nhân đồ họa mà bạn mua (AMD, NVIDIA hoặc Intel). Nếu bạn chưa biết mình đang sử dụng card màn hình gì thì có thể kiểm tra cấu hình máy tính để tìm kiếm cho chính xác. Sau khi đã biết chính xác mình đang xử dụng card màn hình gì thì bạn chỉ cần search “driver + tên nhà cung cấp GPU” rồi vào trang đầu tiên là được.
Tại trang tải driver, bạn hãy lựa chọn đúng mã card màn hình mình đang sử dụng để tải xuống chính xác nhất chứ đừng chọn qua loa vì điều này ảnh hưởng tới hiệu suất và tính tương thích của card. Sau đó, bạn khởi chạy phần mềm driver vừa tải và trải nghiệm xem hiệu năng thay đổi như thế nào nhé!

Cách 2: tải và cài driver nhanh chóng bằng công cụ/phần mềm hỗ trợ
Nếu bạn muốn tải nhanh driver để sử dụng vì không muốn mất nhiều thời gian thì chỉ cần tải các phần mềm như: Driver Easy, Driver Booster, DriverPack Solution, v.v… Các phần mềm này sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn nút để quét tìm driver thiếu và tiếp tục nhấn nút để chạy trình cài đặt là xong.
Cập nhật driver lên phiên bản mới nhất
Đa số các driver mà bạn tải trên trang hãng sản xuất đều được làm bởi một đơn vị thứ 3 khác (đa số là của Intel) cho nên driver của hãng có thể chưa phải là phiên bản mới nhất. Để cập nhật phiên bản driver mới nhất bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau.
Cách 1: cập nhật driver thủ công
Bạn nhấn chuột phải vào This PC > Manage > Device Manager click chuột phải vào trình điều khiển cần cập nhật rồi nhấn Update driver.
Cửa sổ mới hiện ra bạn chọn Search automatically for updated driver software để tiến hành tìm kiếm và cài đặt driver mới. Các phiên bản driver của Intel
Cách 2: Cập nhật driver tự động
Nếu bạn đang dùng Windows 10 hoặc Windows 11 thì có thể sử dụng tính Windows Update. Đây là công cụ của Microsoft không chỉ dùng để cập nhật Windows mà nó còn tự động tìm và tải các phiên bản driver mới. Bạn chỉ cần kết nối mạng thường xuyên là Windows sẽ tự động tải và cài đặt driver mới.
Ngoài công cụ có sẵn của Windows thì Intel cũng đã phát triển riêng một công cụ quét và tự động tải driver mới nhất là Intel Driver & Support Assistant (Intel DSA). Đa số các driver hiện nay đều là của Intel cho nên Intel DSA đều tải xuống và cập nhật phiên bản mới nhất.

Vậy là xong, bạn vừa hoàn tất cài đặt và cập nhật driver mới nhất cho máy tính. Hy vong bài viết này hữu ích với bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn với các thao tác thực hiện thì mình sẵn sàng giải đáp trong phần bình luận. Chúc bạn thành công!