Nội dung bài viết
Website là gì?
Website là tập hợp các trang web (webpage) được xác định chung một tên miền (domain) hoặc tên miền phụ (subdomain), một thành phần thuộc World Wide Web. Website được phân ra làm 2 loại chính.
1. Website tĩnh
Là website được xây dựng chủ yếu từ ngôn ngữ lập trình HTML và CSS. Website tĩnh không có hệ thống quản trị nội dung nên không thể sửa hoặc thay đổi nội dung theo ý muốn nếu không phải là người lập trình. Trang web tĩnh thường chỉ hiển thị cùng một thông tin cho tất cả người dùng truy cập và họ không thể tương tác được.
2. Website động
Là website được xây dựng và viết trên một số ngôn ngữ lập trình như: PHP, JavaScript, CSS, Perl, Python, Ruby,… cho phép người dùng dễ dàng thay đổi nội dung theo ý muốn thông qua phần mềm Hệ quản trị nội dung (CMS). Trang web động có thể cung cấp thông tin cá nhân hóa mỗi người dùng khác nhau như: đăng nhập, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, chia sẻ thông tin, hiển thị nội dung đề xuất (cá nhân), v.v…
Website động hiện đang được sử dụng phổ biến hơn bởi khả năng tùy biến giao diện phong phú, phức tạp, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Cấu tạo và hoạt động của website
Để xây dựng và đưa website vào hoạt động thì người quản trị cần phải có:
- Tên miền (Domain): được coi là địa chỉ website để có thể gõ và truy cập bằng trình duyệt web. Tên miền sẽ là phần gốc cho các đường dẫn của trang, bài viết, danh mục, thẻ tag,…
- Dịch vụ lưu trữ web: là nơi lưu các file dữ liệu (code, hình ảnh, video, css, js,…) của website để có thể hiển thị và truy cập bằng trình duyệt. Các dịch vụ lưu trữ chính bao gồm: Hosting, VPS, Dedicated Server.
- Mã nguồn (Source code): là dãy câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình để tạo ra phần mềm, giao diện, chức năng,… cho website.
Cách thức hoạt động: website được hiển thị chung dưới dạng Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), cho phép nhúng các đường link hoặc hyperlink điều hướng đến một trang web hoặc một tài nguyên web khác. Tài nguyên trên website có thể là văn bản, hình ảnh, video, âm thanh hoặc phần mềm được hiển thị cho người dùng thông qua trình duyệt web. Để làm được như vậy, trình duyệt web sẽ phải xử lý văn bản HTML thành các nội dung đa phương tiện (văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, phần mềm,…) trên máy chủ web thông qua Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP).
Website dùng để làm gì?
Kể từ khi World Wide Web được ra đời, công nghệ máy tính truy cập mạng phát triển vượt bậc mở ra cơ hội kết nối trên khắp thế giới. Các website được tạo ra với vô vàn các mục đích sử dụng khác nhau như:
- Trang web cá nhân, trang blog: dùng để quảng bá người nổi tiếng hoặc chia sẻ thông tin hữu ích do một cá nhân sở hữu.
- Trang web công ty, trang cửa hàng: dùng cho mục đích kinh doanh, kiếm tiền hoặc phát triển doanh nghiệp.
- Trang web của chính phủ: là các trang web thông tin chính phủ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Trang web giáo dục: dành cho các trường học để cung cấp thông tin cho các học sinh, sinh viên.
- Trang báo điện tử, web tin tức: các trang báo mạng, tin tức mới nhất truyền tải đến người dùng thông qua môi trường Internet.
- Trang thương mại điện tử, trang rao vặt: tổng hợp sản phẩm đa lĩnh vực giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc mua sắm online.
- Trang mạng xã hội, trang diễn đàn: giúp kết nối con người trên toàn quốc hoặc toàn thế giới để thảo luận, chia sẻ thông tin, tiếp thị, v.v…
- Trang web trò chơi trực tuyến: cung cấp các trò chơi cho người dùng giải trí.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của website đối với cuộc sống của con người hiện nay khi mà hầu hết người dùng kết nối Internet trên máy tính đều truy cập các website, hành động ngày được gọi “duyệt web” hoặc “lướt web”. Người dùng các thiết bị di động như điện thoại hoặc máy tính bảng thì ngoài truy cập website thông thường thì họ sử dụng app (ứng dụng) nhiều hơn, một phần là vì các ứng dụng giúp truy cập các trang web dễ dàng hơn trên các thiết bị nhỏ gọn.
Trên đây là những những chia sẻ về của mình về chủ đề website. Nếu bạn có bất cứ ý kiến đóng góp nào khác cho chủ đề này thì hãy comment ở phần bình luận nhé!